Phương pháp Montessori là gì?

 

Chúng ta sẽ cố gắng làm được gì với vai trò của những nhà giáo dục?

 

Câu trả lời của hai câu hỏi trên, tóm tắt lại là:

 

“Hãy dõi theo trẻ”

 

“Hãy trao cho trẻ sự độc lập ở mức độ mà trẻ có thể quản lý được”

 

Phụ huynh và giáo viên ở đó để hỗ trợ trẻ. Giáo viên Montessori đã hoàn tất khóa đào tạo ở cấp độ 0-3 được gọi là Trợ tá cho Trẻ sơ sinh. Đây là một danh xưng thích hợp cho tất cả giáo viên sư phạm Montessori. Chúng ta là mối liên kết giữa trẻ với môi trường của chúng. Chúng ta ở đây là để hỗ trợ chứ không phải làm thay cho trẻ.

 

NHỮNG ĐIỀU NÀY THÌ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO TRONG KỸ NĂNG TOILET CỦA TRẺ?

 

Hãy tạm thời đặt Montessori và các lý thuyết khác sang một bên. Nếu chúng ta nhìn vào tự nhiên và “dõi theo trẻ”, có 3 việc mà không một ai có thể kiểm soát một người khác được, cho dù người đó có bao nhiêu tuổi chăng nữa, đó là: việc ngủ, việc ăn và việc đi vệ sinh (toileting)

 

Không may mắn là cuộc sống và công nghệ hiện đại đã thao túng và đôi khi kiểm soát những khuôn mẫu này, gây ra những loại vấn đề về hành vi và rối loạn thần kinh. Chúng ta cần phải nhìn vào trẻ.

 

ĐIỀU GÌ SẼ GIÚP TRẺ THÀNH CÔNG?

 

Cảm nhận được sự ẩm ướt:

 

• Trẻ phải cảm thấy ẩm ướt. Và trẻ em không bao giờ cảm thấy ẩm ướt vì những miếng tã lót hiện đại.

 

• Tã cô-tông và quần bông cho phép trẻ cảm nhận sự ẩm ướt.

 

• Trẻ em có khả năng kiểm soát bàng quang của chúng từ khi bé có thể ngồi. Tại thời điểm này quá trình myelinization đã diễn ra xung quanh tại cơ vòng.

 

• Trẻ em có cơ hội cảm nhận sự khô ráo và ẩm ướt, (với quần bông / tã cô-tông) sẽ nhận biết rằng tình trạng được yêu thích hơn với bé là sự khô ráo. Vì vậy, trẻ em sẽ bắt đầu giữ nước tiểu của chúng trong bàng quang thời gian dài hơn.

 

Thay đồ cho trẻ ở những nơi thích hợp:

 

• Luôn giữ bô và các hoạt động toilet ở cùng một nơi. Di chuyển bô xung quanh nhà sẽ khiến trẻ hoang mang với cảm giác về sự trật tự của trẻ, khiến trẻ không rõ nơi nào thích hợp để đi vệ sinh.

 

Giữ cho trẻ kết nối với những chi tiết thực tế của tình huống:

 

• Hãy chỉ cho trẻ xem khi quần / tã bị ướt, bẩn và cho trẻ thấy nơi để chứa chúng là ở ở đâu. Trẻ em sẽ rất nhanh chóng liên kết các bước và hiểu được quy trình. Thông thường khi thay đồ cho trẻ, người lớn làm quá nhanh đến nỗi trẻ thậm chí không nhận thức được sự tham gia của từng phần cơ thể của chúng. Do đó hãy thực hiện một cách chậm rãi, và đối với trẻ thì đừng nên bao giờ quá vội vàng.

 

Trẻ em cần được tham gia vào quá trình này:

 

• Trẻ nên tham gia phụ giúp việc làm sạch quần / tã và đặt quần bẩn / tã lót tại những khu vực chuyên cho việc này, được thiết kế phù hợp cho trẻ sử dụng. Điều này mang lại cho trẻ cảm giác có sức mạnh hoặc khả năng kiểm soát trong lĩnh vực này. “Tôi có thể làm được, tôi có thể điều khiển thành thục được cơ thể của mình”.

 

Người lớn nên làm gì?

 

• Chúng ta trong vai trò của người trưởng thành phải tự tách mình ra khỏi quá trình này một khi đứa trẻ có khả năng tự làm việc đó cho chính bản thân chúng.

 

• Chúng ta phải tìm những cách để giúp trẻ thành công và cảm thấy tự tin, ví dụ: với những trẻ đã biết đi thì ta để trẻ thay đồ trong tư thế đứng; sử dụng một chiếc bô thấp để trẻ có thể cảm thấy được vững vàng trên mặt đất, an toàn và thoải mái.

 

• Chúng ta không bao giờ được ép buộc trẻ sử dụng bô hoặc bồn cầu.

 

• Chúng ta không bao giờ được la mắng hoặc chúc mừng thái quá.

 

• Chúng ta phải cho trẻ thời gian để tiến đến thành công. Trẻ cần phải học hỏi thông qua sự trải nghiệm.

 

Đi vệ sinh là một điều tự nhiên và bình thường nhất trên thế giới để làm. Chúng ta cần phải giữ việc này ở đúng vị trí của nó, chẳng hạn hãy tránh sự chúc mừng hay tán thưởng trẻ trong việc này. Hãy dùng những từ ngữ chân thực: khô và ướt; sạch và bẩn.

 

Sự học hỏi kỹ năng đi vệ sinh không bắt đầu ở tuổi 2 hoặc 3 như chúng ta vẫn được biết đến trong các bài quảng cáo về phương pháp luyện tập toilet cho trẻ. Việc học hỏi này đã bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh. Sử dụng quần bông/tã cô-tông sẽ làm trẻ cảm nhận được sự ướt và khô. Thông qua quá trình này, trẻ có thể tổng hợp những nhận thức và hiểu được quá trình đi vào nhà vệ sinh để giải quyết những nhu cầu vệ sinh. Thật không may là xã hội ngày nay dần không còn chấp nhận việc sử dụng quần bông/tã cô-tông nữa. Chúng ta đang sống trong một thời đại của những đồ sử dụng đồ một lần và sự tiện lợi.

 

CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ TRONG VAI TRÒ NHÀ GIÁO MONTESSORI ĐỂ HỖ TRỢ TRẺ?

 

• Khuyến khích cha mẹ sử dụng quần / tã vải cô-tông

 

• Cung cấp các dịch vụ với tã vải.

 

• Đề xuất các giải pháp để quản lý.

 

• Khi mọi người từ chối sử dụng tã lót cô-tông, hãy đề nghị dùng quần cô-tông bên dưới tã giấy dùng một lần.

 

• Sử dụng tã giấy dùng một lần loại giá rẻ, để trẻ có cơ hội cảm nhận ướt.

 

• Sử dụng tã lót dùng một lần cho những chuyến đi dài và khi trẻ bị ốm. Có thể là trong giờ đi ngủ?

 

• Sử dụng quần bỏ bỉm bằng vải cô-tông cho những trẻ lớn hơn trước khi đi ngủ.

 

• Khi trẻ tập đi, sử dụng quần bỏ bỉm bằng cô-tông sẽ tạo thuận lợi cho sự chuyển động của trẻ.

 

Biết được cảm giác ướt át và bị ướt cho phép trẻ hiểu được quá trình toilet

 

Sự luyện tập trong lúc ngủ:

 

Ngay cả trong lúc ngủ, trẻ cũng cần cảm thấy ẩm ướt và hiểu cảm giác của việc đi tiểu vào ban đêm. Điều này quả thật không phải lúc nào cũng là điều mong muốn đối với phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ.

 

Một số giải pháp trong tình huống:

 

• Sử dụng tấm trải và khăn lau không thấm nước trên giường.

 

• Thiết lập những điều kiện mà trẻ em và phụ huynh có thể xoay xở được.

 

• Tất cả các tình huống nên cho phép trẻ tham gia để tự “giúp đỡ chính bản thân”.

 

• Càng nhiều người lớn bị tách ra khỏi quá trình thì càng nhiều áp lực sẽ được giảm bớt, cho phép trẻ tự làm chủ quá trình này khi chúng sẵn sàng, với thời gian và không gian riêng của chúng.

 

Những nhược điểm của tã giấy dùng một lần:

 

• Trẻ không bao giờ cảm thấy ướt.

 

• Khiến cho sự hiểu biết về các chức năng của cơ thể không rõ ràng.

 

• Tình trạng ẩm nóng do tã lót tổng hợp tạo ra không tốt cho trẻ. Điều này cũng tạo ra sự nhận thức sai về khu vực này trên cơ thể của trẻ.

 

• Chứng phát ban khi dùng tã thường cũng trở nên tồi tệ hơn khi trẻ phải đóng tã dùng một lần trong một thời gian dài. Những chất hóa học trong tã sẽ phản ứng với nước tiểu và có thể gây kích ứng cho da. (Có những quảng cáo nói rằng “Tã này có thể giữ được 1 lít nước tiểu”).

 

Khi trẻ được cho phép được kiểm soát khu vực này bởi chính sự phát triển của bản thân chúng, chúng sẽ thành công — thường thì sẽ sớm hơn so với những trẻ mặc tã giấy dùng một lần. Nhưng trên hết tất cả là trẻ được sẽ làm điều đó khi chúng thật sự sẵn sàng.

 

“Tôi có thể làm việc đó. Tôi có thể làm chủ được thân thể của tôi”

 

CHÚNG TA NÊN GHI NHỚ NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI.

 

• Trình bày cho trẻ sự thực của tình huống.

 

• Cho trẻ sự kiểm soát ở mức độ mà chúng có thể xử lý được.

 

• “Hãy giúp con để con tự giúp chính mình”.

 

Đây là điều mà những người làm Montessori có thể trao cho một đứa trẻ khi hỗ trợ chúng trong quá trình phát triển này. Không ai nên kiểm soát hoặc chi phối bất kỳ quá trình phát triển nào của trẻ, đặc biệt là trong các vấn đề về ngủ, ăn uống và đi vệ sinh.

 

Chúng ta phải lưu ý rằng những chỉ dẫn này dành cho trẻ em không có nhu cầu phát triển nhạy cảm hoặc y tế. Trong những trường hợp này, chúng ta nên thông qua cách tiếp cận của lời khuyên về y tế và sự hướng dẫn tâm lý được cung cấp.

 

———————

 

Nguồn: tổng hợp từ Michael Olaf

 

Dịch: Casa mia Montessori.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tại Mầm non Song Ngữ LEGO, chúng tôi tin rằng không có gì quan trọng hơn sự nghiệp phát triển tiền đề giáo dục cho trẻ. Nhiệm vụ của LegoPlayschool là mang tới cho các em học sinh một môi trường giáo dục tôn trọng, an toàn, yêu thương và áp dụng đúng phương pháp nhằm chuẩn bị tốt nền tảng Kiến Thức – Ngôn Ngữ – Kỹ Năng để các con thành công trong tương lai. Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp một chương trình giáo dục chất lượng cao từ cấp mầm non đến trung học phổ thông dựa trên các yếu tố phát triển trong giai đoạn vàng của trẻ và giá trị phù hợp của nền giáo dục tiên tiến thế giới.