Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Maria Montessori đã nói rằng: “Tạo ra một nền hòa bình bền vững chính là công việc của giáo dục; tất cả những gì mà chính trị có thể làm là giữ cho chúng ta tránh xa khỏi chiến tranh .”
Chỉ cần bật chương trình tin tức hay mở một tờ báo ra là ta sẽ gặp những câu chuyện về những vụ giết người, hành hung hay thảm sát. Trong vài tháng vừa qua, tôi cảm thấy bị quá tải bởi những hình ảnh bạo lực trong những cuộc đấu súng của cảnh sát, vụ ám sát cảnh sát và cả vụ tấn công ở Nice. Thế nhưng điều khiến tôi khó chịu hơn cả chính là việc bản thân mình đang tự tạo ra sự miễn dịch đối với thứ virus mang tên “hình ảnh đẫm máu”, tôi ngày càng cảm thấy ít buồn nôn hay muốn rơi lệ trước những gì mà tôi nhìn thấy trên truyền hình.
Qua điều này, tôi nhận ra một thông điệp đang gào thét về chúng ta. Thanh niên và những người mới trưởng thành không có khả năng tìm thấy sự bình yên trong chính bản thân họ, cũng như họ cũng không biết cách để tháo gỡ những khúc mắc một cách hòa bình. Hệ thống giáo dục của chúng ta không hề giải quyết được toàn bộ nhu cầu của trẻ em mà chỉ quan tâm đến điểm số và những bài thi đến mức mất đi sự nhìn nhận về những gì thật sự hình thành nên “con người”. Chúng ta cần phải vượt qua được bản năng và những sự thù ghét. Chúng ta phải tìm ra một nền giáo dục có thể dạy chúng ta sống trong hòa bình? Đúng vậy, và Montessori chính là một hình thái tư tưởng về giáo dục như vậy, đã được minh chứng và có thể tiến hành ngay lập tức.
Giáo dục hòa bình trong Montessori được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố. Bắt đầu ở lứa tuổi trẻ con, học sinh sẽ được dạy cách chịu trách nhiệm cho hành động của chúng cũng như cách tháo gỡ những mâu thuẫn thông qua ngôn từ. Một khi chúng lớn hơn, chúng sẽ nhận thấy hòa bình nghĩa là sống một cách hòa hợp cùng với những người bạn cùng lớp và với cả thế giới bên ngoài. Ở lứa tuổi thiếu niên, chúng được học để tìm ra cách bình yên trong chính bản thân mình. Chúng sẽ được học về những thách thức và điểm mạnh của bản thân, hay “kẻ thù và những đồng minh” và dùng “đồng minh” để vượt qua cái tàn ác trong con người chúng. Chúng cần biết mục đích và vị trí của mình trong xã hội để có thể đưa ra hành động trong cộng đồng. Chúng cần được đặt vào những công việc khó khăn. Những học sinh của Montessori đều được học rằng việc mắc lỗi chính là cơ hội để trở nên giỏi hơn với những gì chúng đang làm, và đó chính là chương trình huấn căn cứ trên sự thông thạo công việc.
Tại các trường trung học Montessori, học sinh có cơ hội để tự phát triển khi mà chúng được dành thời gian trong ngày để nhìn lại chính mình. Học sinh không sợ phải đối diện với mâu thuẫn, dù là trong nội tâm hay từ bên ngoài. Chúng được củng cố những cơ hội để hiểu rõ chính mình, được trao công cụ để chiến đấu với những “kẻ thù” nằm trong chính bản thân mình trong khi đấu tranh với những mâu thuẫn từ bên ngoài. Qua thời gian, chúng học được những mâu thuẫn với bên ngoài nào mà chúng có thể giải quyết và những gì mà chúng cần người lớn giúp đỡ. Chúng biết rằng chúng có một mục đích trong cuộc đời và đó chính là việc tạo ra khác biệt tích cực trên thế giới này.
Có những lầm tưởng cho rằng Montessori là hệ thống giáo dục thiếu sự cấu trúc, và rằng nó chỉ dành cho trẻ nhỏ. Song sự thật là những học sinh trường trung học Montessori đều trở thành những sinh viên xuất sắc ở các trường đại học và cao đẳng. Chúng được trang bị mọi thứ mà chúng ta muốn thanh niên của chúng ta phải có. Chúng tự tin, là những cá thể tự tạo động lực cho bản thân mình và biết cách tự học hỏi. Chúng là những sinh viên mà chúng ta có thể tự hào, có thể chung sống với những em nhỏ ở độ tuổi tiểu học hay mẫu giáo, và là những người thủ lĩnh trong cộng đồng.
Những người quản lý khắp đất nước nên nhìn thấy được ý nghĩa của giáo dục với xã hội chúng ta và xem xét về việc áp dụng phương pháp Montessori.
Tác giả: Sunita Pailoor
—————————————————
Nguồn bài viết: http://montessorirocks.org/why-our-society-needs…/