MỘT DANH MỤC NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN KIỂM TRA LẠI CHÍNH BẢN THÂN MÌNH
Tôi may mắn được làm việc với những bậc cha mẹ có nhận thức cao. Hầu hết trong số họ có sự “nhạy cảm” và “tôn trọng”. Họ luôn chủ ý thực hiện những nỗ để phát triển sự kết nối có chất lượng với con cái, và hành vi của họ sẽ phản ánh điều đó. Vì vậy, thật dễ hiểu khi họ cuống lên bởi hành vi kháng cự hoặc thách thức của trẻ nổi lên. Tin vui là: để quay trở lại hướng đi đúng thì rất đơn giản, bởi vì tất cả những điều cần thiết thường chỉ là một chút điều chỉnh nhỏ trong phương pháp tiếp cận và cách phản hồi với trẻ.
Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng một danh mục cần kiểm tra những cách phản hồi của phụ huynh (dựa trên những khó khăn phổ biến nhất mà các cha mẹ đã chia sẻ với tôi) có thể hữu ích.
—————–
1. SỰ NGĂN NGỪA
Một gam của sự ngăn ngừa có thể giúp chúng ta tiết kiệm được một tấn của hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách thiết lập cấu trúc của môi trường và cuộc sống hàng ngày của chúng ta theo một cách mà nó có thể hạn chế những cơ hội của các hành vi lạc lối.
Hãy nhớ rằng: Trẻ em học bằng cách khám phá và thử thách môi trường của chúng. Chúng cũng thể hiện những cảm xúc không thoải mái thông qua những hành vi thách thức các giới hạn. Vì vậy, nếu chúng ta không muốn trẻ nhảy nhót trên đi-văng hay chơi đùa một cách mạnh tay với em bé – và chúng ta không muốn bản thân trông giống như là một bản ghi âm bị lỗi khi liên tục nói “KHÔNG” và trở nên càng lúc càng bực bội – chúng ta sẽ cần giảm thiểu hoặc loại bỏ một vài sự lựa chọn nhất định (những điều sẽ dồn chúng ta vào chân tường).
* *Liệu con tôi đã có một khu vực riêng hoàn toàn an toàn để được làm mọi điều bé muốn ở đó, trong phần lớn trong ngày không? Điều này không chỉ hạn chế những cơ hội để thử thách, mà còn mang lại cho trẻ rất nhiều sự tự do mà chúng cần để có thể chấp nhận những giới hạn do chúng ta đưa ra.
* *Liệu em bé là con sau của gia đình đã có nơi nào để được bảo vệ, phù hợp với độ tuổi để “chơi” một cách tự do và an toàn không? (Một chiếc xe cũi hay chiếc giường cũi là đủ cho 4 – 5 tháng đầu).
* *Có phải cuộc sống ở môi trường gia đình của chúng ta là tương đối yên bình, những hoạt động hằng ngày diễn ra theo một trình tự ở một mức độ nào đó là có thể dự đoán được? Những chuỗi hoạt động theo một trình tự có thể dự đoán trước sẽ tạo ra sự thoải mái và nuôi dưỡng một cảm giác về sự an toàn. Những sự việc diễn biến theo trình tự quen thuộc cũng giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận những ranh giới và những chỉ dẫn của chúng ta, bởi vì trẻ đã học được rằng sẽ mong đợi việc đánh răng (lấy ví dụ) sẽ luôn luôn được làm sau bữa ăn tối. Trẻ nhỏ rất đánh giá cao khi được giúp để có khả năng đoán trước điều sẽ xảy ra. “Sau bữa ăn sáng, mẹ của con (hoặc bố) đi vào phòng tắm và sau đó là nhà bếp trong lúc con đang chơi ở chỗ của mình. Sau đó, mẹ trở lại và quan sát con chơi.” Hoặc “Khi đi bộ ngoài đường, ba mẹ sẽ nắm tay con hoặc ba mẹ sẽ ẳm con lên”. Tất nhiên, sẽ vẫn có những lời phàn nàn và chống đối vào lúc này lúc khác, nhưng cơ bản là không nhiều.
* *Tôi có dành thời gian để quan sát và hiểu con mình, cho bé sự chú ý tích cực của mình?
* *Chúng ta có cho phép, thậm chí là khuyến khích con cái chúng ta được bày tỏ những cảm xúc không thoải mái hay không?
2. SỰ TỰ TIN.
Sự tự tin là điều sống còn nhưng rất, rất thường xuyên chính là phần còn thiếu sót trong những phản hồi và chỉ dẫn không hiệu quả của ta. Sự tự tin thể hiện qua sự quyết đoán, thường kèm theo sự lạc quan, không hề mang nét giận dữ hay nghiêm khắc. Trẻ em cảm nhận được cảm xúc của chúng ta, và có thể dễ dàng điều tra được liệu chúng ta có tin vào những quyết định, những chỉ dẫn và những giới hạn của chính mình hay không. Và nếu chính ta còn không tin, thì chẳng thể có một cơ hội nào trên đời này mà con trẻ của chúng ta có thể cảm thấy thoải mái, điều đó có nghĩa là chúng sẽ dễ trở nên khóc lóc, rên rỉ, chống đối lại hoặc liên tục đẩy lùi những giới hạn.
Đây là quy luật phổ biến chung cho phụ huynh toàn cầu: Trẻ em không thể tiếp cận những tình huống với sự tự tin trừ khi chúng ta thực sự làm điều đó trước.
Một phụ huynh mà tôi đã tư vấn gần đây đã cung cấp một ví dụ hoàn hảo. Chúng tôi đã dành 55 trong số 60 phút của chúng tôi để cùng giải quyết những khó khăn về giấc ngủ của cặp song sinh 3 tuổi của cô ấy. Chúng đã kháng cự và trì hoãn thời gian ngủ, sử dụng một số chiến thuật kinh điển tài giỏi của trẻ nhỏ được thiết kế để đâm những mũi kim vào tim cha mẹ, hoặc ít nhất cũng tạo ra những sự hoài nghi lớn: “Con đói…Con khát…Con cần đi tiểu.” Và đau lòng hơn tất cả chính là : “Con sợ”. Một trong hai bé đã từng giật mình bởi 1 cái bóng và mẹ bé đã để lộ ra sự quan tâm lo lắng, vì vậy nỗi sợ hãi đã được chọn là một mục có trọng lượng và tiềm năng cao để bổ sung trong danh sách những lời phàn nàn của trẻ. Vì có đến hai bé, các bé có thể dễ dàng tung hứng những lời phàn nàn này qua lại cho nhau như kiểu một căn bệnh truyền nhiễm và tạo ra sự khổ sở gấp đôi cho người mẹ tội nghiệp.
Khi chỉ còn lại vài phút cuối của cuộc gọi, đột nhiên trong tôi đặt ra 1 câu hỏi: “Còn khoảng thời gian ngủ trưa thì sao? Làm các nào để các bé đi ngủ?”
“Ồ, tôi nói cho chúng biết rằng đã đến thời gian nghỉ trưa, và tôi phải làm việc của mình. Tôi đóng cửa lại và chúng đi ngủ.”
Và khi tôi đứng dậy khỏi sàn nhà để chuẩn bị gác máy điện thoại, tôi đã reo lên rằng, “Tốt… Hãy làm như thế vào giờ ngủ tối!”
Thật vậy, tất cả đều là về sự tự tin của cha mẹ.
Quay lại với danh mục cần kiểm tra, vậy sự tự tin sẽ như thế nào khi thể hiện ra bên ngoài cũng như cảm nhận từ bên trong Dưới đây là một số câu hỏi để chúng ta tự hỏi bản thân mình:
* *Có phải tôi đã thẳng thắn, rõ ràng, đơn giản, quyết đoán, kiên định, lạc quan, nói một cách bình thản như về một sự thật hiển nhiên, thậm chí giọng điệu còn có thể hơi đơn điệu (hơn là do dự, mâu thuẫn, dao động, không chắc chắn hay hồi hộp?”
* *Có phải tôi đã cảm thấy bình tĩnh, đủ năng lực, tĩnh lặng như mặt hồ không gợn sóng, luôn làm chủ được sự việc (hơn là hấp tấp và dễ xúc động)? Hãy nhớ là, trẻ nhỏ (toddler) là những con người nhỏ bé, chứa đầy những thôi thúc bốc đồng nhưng không phải là một mối đe dọa.
* *Có phải tôi đã làm được việc là ngưng mình lao nhanh đi khi tôi có thể bước bằng những bước chân dài, ngưng mình hét to khi tôi có thể tỏ ra bình thản tự nhiên.
* *Có phải tôi đã ngắn gọn và thản nhiên hơn là châm chọc? Tôi đã hướng dẫn và nhắc nhở hơn là thuyết giảng? Đôi khi chỉ vì một giây của điều đó mà ta đã trót thêm vào để chỉnh sửa việc làm không mong muốn của trẻ, toàn bộ câu chuyện đã trở thành một cuộc thí nghiệm thú vị mà trẻ sẽ muốn lặp lại. Chúng có thể nghĩ, “Hmmmm… tại sao mà cú đánh của mình lại có vẻ là một việc làm nặng kí nhỉ? Sao họ không thể đơn giản là ngưng mình lại? Tại sao phải có nguyên một bài giảng giải lê thê cho việc này? Hẳn là mình đã vượt lên trên họ trong lần này. Thú vị đấy, nhưng cũng hơi ngại nhỉ. Hay là cứ thử việc này thêm một lần nữa xem những người lớn này có thể xử lý tốt hơn không!”
* *Tôi có tin vào quyết định hoặc định hướng của mình không? Không có lý do gì để không cả, bởi vì nếu chúng ta đã quá hấp tấp, chúng ta vẫn có thể thay đổi ý định của mình (một cách đầy tự tin) sau đó, và đó chính là một lần làm mẫu tuyệt vời cho trẻ. Ví dụ như, chúng ta có thể nói ,“Con biết không? Thật sự thì cũng không sao nếu con chơi thêm vài phút nữa rồi đến giờ đi ngủ. Mẹ xin lỗi vì mẹ đã suy nghĩ một cách không thấu đáo trước đó”.
3.HÀNH ĐỘNG SỚM
Trẻ em hiểu những lời nói của chúng ta, nhưng chúng còn cần ở ta nhiều hơn nữa những khi cơ thể bị xâm chiếm bởi những hành vi của sự thôi thúc và cảm xúc. Điều này có thể có nghĩa là lặng lẽ theo sát như hình với bóng một đứa trẻ đang có hành vi đánh bạn; hay là đưa trẻ tách ra khỏi nhóm để vỗ về kết nối khi trẻ có hành vi vượt quá sự kiểm soát; hoặc cảm thấy hoàn toàn ổn để giúp đỡ một bé tuổi mẫu giáo thay quần áo vào buổi sáng (mặc dù biết rằng bé có đủ khả năng để tự làm việc này cho chính mình).
** Tôi có sẵn sàng và sẵn lòng đưa ra những hành động cần thiết để giúp đỡ thật sớmmmmmm trước khi tôi thậm chí là bắt đầu có ý nghĩ trở nên giận giữ hay phiền toái bởi hành vi của con mình?
4.SỰ CHẤP NHẬN.
Chấp nhận và công nhận: Cả 2 hành động này đều quan trọng, nhưng hành động cần tập trung vào là “chấp nhận”. Chấp nhận không phải là một động từ có tính chủ động và cấp bách. Mà nó thể hiện sự thư thái. Thay vì phải vật lộn với việc tìm ra “đúng” cách nói hoặc làm để có thể xoa dịu và trấn an trẻ, “chấp nhận” có nghĩa là buông bỏ và để cho cảm xúc cứ thế được thể hiện. Chúng ta sẽ chấp nhận những ý kiến bất đồng vì ta hiểu rõ rằng đặc biệt ở trẻ nhỏ chập chững và trẻ tuổi thiếu niên, sự bất đồng là những dấu hiệu của sự phát triển lành mạnh, phù hợp với độ tuổi và hẳn nhiên sẽ diễn ra hằng ngày; là cách mà ta có cơ hội để thể hiện việc cho phép, công nhận, hoặc thậm chí là khuyến khích trẻ. Khi ta vội vàng cố gắng trực tiếp sửa cảm xúc không thoải mái của trẻ, một cách không chủ ý ta đã gởi đến một thông điệp không đúng đắn và cản trở trẻ (mặc dù điều này hoàn toàn có thể hiểu được): Ba/mẹ không thoải mái với cảm xúc hiện thời của con, và ba/ mẹ muốn con phải dừng ngay lại càng sớm càng tốt.
* *Có phải tôi hoàn toàn chấp nhận những cảm xúc và quan điểm của con hay không? Con có thể cứ thế mà thể hiện ra?
* *Có phải tôi để cho trẻ biết rằng tôi nghe thấy được sức mạnh của thông điệp của bé? Sự công nhận là một trong những cách tốt nhất mà chúng ta có thể làm, nhưng đấy phải sự công nhận thật sự chứ không phải là một chiến thuật mà chúng ta sử dụng một cách mất kiên nhẫn để cố gắng xoa dịu cảm xúc của trẻ.
* *Về mặt cảm xúc, tôi có sẵn sàng, không xa cách hay cắt đi liên quan với trẻ không? Rất dễ để ta muốn tách mình ra khỏi những cơn bùng nổ cảm xúc của trẻ – ví lý do tự vệ của chính mình, nhưng vấn đề của sự hồi đáp kiểu này là khiến cho trẻ cảm thấy chúng đang mở cửa linh hồn của chúng cho một bức tường bằng gạch cứng. Vì vậy chúng lại tiếp tục cố gắng… và cố gắng… để được lắng nghe. “Con cảm thấy sợ và tức giận khi phải chia sẻ mẹ với với em trai của con! Con cảm thấy mất kiểm soát! Mẹ đã nghe thấy con chưa?” có thể mới là lý do thật sự khiến con bùng nổ khi món đậu bị dính vào món khoai tây nghiền. Nhưng tất cả những gì cậu bé cần là chúng ta chấp nhận nhu cầu được “phản ứng một cách thái quá” như thế này và cho phép những cảm xúc của cậu ấy tuôn chảy ra một cách an toàn, trong khi chúng ta đưa ra sự công nhận “Con thật sự không thích điều đó! Nó làm con khó chịu quá nhỉ”. Trẻ em được giải thoát khỏi những nhu cầu thử thách những giới hạn khi chúng học được một cách nhất quán thông qua những lời nói của chúng ta, âm điệm và những hành động, rằng ta nghe thấy trẻ, không nao núng, sẵn sáng giúp đỡ và chúng ta thấu hiểu, hay ít nhất là chúng ta mở lòng để hiểu trẻ.
———-
Tác giả: Janet Lansbury.
Dịch: Casa mia Montessori.
Link gốc bài viết: https://www.janetlansbury.com/…/why-is-my-child…/…