Chỉ còn 2 tháng nữa là con trai tôi sẽ bắt đầu đến trường mẫu giáo Montessori của bé. Để chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt này, tôi đã dành một khoảng thời gian để điền giấy tờ và đọc quyển sổ tay của trường. Một trong những văn bản mà tôi phải ký tên là một bản cam kết của chính mình về việc giữ con mình ở chương trình mẫu giáo (3 đến 6 tuổi) trong suốt chu kỳ ba-năm đầy đủ. Ban đầu, tôi đã bất ngờ với văn bản này – trước đây tôi chưa từng nghe đến việc phụ huynh phải thẳng thừng đồng thuận như thế này trước đây. Nhưng, tôi cũng cảm thấy rất hài lòng khi nhìn thấy nó.
Chương trình mẫu giáo Montessori được thiết kế cho một chu kỳ ba-năm. Một phần lớn học cụ và bài tập trong năm đầu hoặc năm thứ hai không chỉ giúp trẻ đạt được những mục tiêu trực tiếp và ngay lập tức (như việc mặc quần áo hay làm vệ sinh cho bản thân, hay học nghe âm thanh của từng chữ trong bảng chữ cái), mà còn phục vụ một mục tiêu gián tiếp là đặt nền tảng cho những công việc và việc học tập trong tương lai của trẻ. Lấy ví dụ, học cụ toán học là một chuỗi những bài tập sẽ dẫn dắt trẻ, bắt đầu việc giới thiệu về những khái niệm cụ thể và căn bản nhất như số, lượng, đếm. Trải qua thời gian 3 năm, các bài học sau sẽ phát triển nối tiếp từ những bài trước, mang đến ngày càng nhiều những lớp vỏ mới mang tính trừu tượng và sự hiểu biết cao hơn về các khái niệm toán học, cho đến khi cuối thì trẻ có khả năng làm phép cộng, trừ, nhân, và chia – với một sự hiểu biết sâu sắc tận gốc rễ rằng rằng những phép tính này thật sự là có ý nghĩa như thế nào – dù trong tay chỉ dùng bút chì, mảnh giấy và cái đầu của chính mình.
Tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến vấn đề về tính xã hội. Sự trộn lẫn các độ tuổi chung với nhau trong môi trường mẫu giáo Montessori không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Mỗi đứa trẻ đều nhận được lợi ích khi được tương tác với những trẻ lớn hơn, và nhỏ hơn mình. Trẻ nhỏ hơn sẽ có những hình mẫu để noi theo ngay từ những ngày đầu tiên đến lớp. Chúng nhanh chóng học hỏi về cách hành xử và những điều gì là phù hợp bằng việc quan sát những trẻ lớn. Chúng cũng được nhìn thấy những bạn lớn hơn làm việc với những học cụ cao hơn, điều này sẽ khơi gợi sự hứng thú và tò mò của trẻ. Còn về trẻ lớn, đến lượt mình, trẻ hưởng lợi từ việc trở thành người hướng dẫn cho các bạn nhỏ hơn. Một trong những cách tốt nhất để đúc kết kiến thức cho chính bản thân mình là giải thích lại kiến thức ấy cho những người khác, và ở đây, những trẻ lớn sẽ thường xuyên giúp dạy cho những bé nhỏ một số khái niệm nhất định. Những trẻ lớn nhất trong lớp một cách rất tự nhiên sẽ nắm lấy vị trí của người chỉ huy, mà trước đó chúng đã được làm mẫu bởi nhóm trẻ trước chúng. Cơ hội được chỉ huy này có thể là một sự đền đáp xứng đáng đối với nhiều trẻ và giúp trẻ xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng.
Không may là, nhiều cha mẹ sẽ bắt đầu đưa con đến trường Montessori vào độ tuổi lên 3, nhưng sau khi bé hoàn tất 2 năm học, họ rút con ra khỏi lớp và đăng kí cho bé vào một trường Mẫu giáo truyền thống hoặc vào trường tiểu học tương lai của bé. Những trẻ này vẫn gặt hái được lợi ích từ nền giáo dục Montessori, nhưng chúng bị tước mất từ năm thứ ba quý giá đã bị bỏ lỡ đó, cơ hội để hoàn tất trọn vẹn chu kì của những hoạt động với học liệu trong chương trình, cũng như dịp để trở thành những người chỉ huy mà chính bản thân chúng đã luôn ngưỡng mộ nhìn vào trong những năm trước đó. Chúng đã xây dựng một nền tảng cho một điều mà chúng sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn thành. Và những ảnh hưởng không tốt cũng có thể xảy đến cho sự vận hành của lớp nếu chỉ có một ít trẻ 5 và 6 tuổi còn ở lại trong lớp bởi vì đây là những trẻ để dẫn dắt và đóng vai trò là những hình mẫu cho trẻ khác trong môi trường.
Một nền giáo dục theo Montessori, ngay cả khi bị hạn chế, vẫn có lợi ích to lớn. Quay lại ví dụ về toán, cá nhân tôi nghĩ rằng bản thân những học cụ về các hạt vàng (hệ thập phân – một hệ thống các bài học ban đầu trong chương trình) đã có thể giúp rất nhiều cho chúng ta tăng hiểu biết về những con số và các phép tính toán học. Tuy nhiên, nếu thiếu đi năm thứ ba đó, con đường giáo dục của các bé sẽ trở nên dở dang. Có những nỗ lực của cả trẻ và giáo viên, với tác dụng như những sự chuẩn bị gián tiếp cho sự phát triển cao hơn, bây giờ bị bỏ phí mất. Hãy thử tưởng tượng nền tảng học vấn của trẻ như một ngôi nhà – năm đầu tiên sẽ xây đắp nên một cái nền vững chắc, và năm thứ hai và năm thứ ba sẽ dựng lên những bức tường và, cuối cùng, là mái nhà ở trên đỉnh của tất cả. Cái nền nhà thì vẫn hữu dụng chỉ với chính nó, nhưng ngôi nhà sẽ trở thành một mái ấm trọn vẹn, và trở nên đặc biệt hơn rất nhiều, khi người ta được cho phép hoàn tất nó tốt nhất. Với vai trò là phụ huynh, chúng ta nên làm tất cả mọi thứ có thể để dành cho con của chúng ta đầy đủ mọi trải nghiệm tuyệt vời trong Montessori.
———
Tác giả: Marcy Hogan
Dịch bởi: Casa mia Montessori.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tại Mầm non Song Ngữ LEGO, chúng tôi tin rằng không có gì quan trọng hơn sự nghiệp phát triển tiền đề giáo dục cho trẻ. Nhiệm vụ của LegoPlayschool là mang tới cho các em học sinh một môi trường giáo dục tôn trọng, an toàn, yêu thương và áp dụng đúng phương pháp nhằm chuẩn bị tốt nền tảng Kiến Thức – Ngôn Ngữ – Kỹ Năng để các con thành công trong tương lai. Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp một chương trình giáo dục chất lượng cao từ cấp mầm non đến trung học phổ thông dựa trên các yếu tố phát triển trong giai đoạn vàng của trẻ và giá trị phù hợp của nền giáo dục tiên tiến thế giới.